Nội dung A World Without Jews

Confino bác bỏ một số cách giải thích về chủ nghĩa Quốc xã từng rất phổ biến, đặc biệt là những giải thích mang nặng tính phân biệt chủng tộc.[1][2] Ông tập trung vào giai đoạn 19331939, cũng như các hành động và tuyên bố công khai. Cho câu hỏi tại sao Đức Quốc Xã lại thực hiện tội ác diệt chủng đối với người Do Thái, câu trả lời của ông là "[Vì] Người Do Thái là hiện thân của thời đại, tượng trưng cho nguồn gốc lịch sử xấu xa cần phải bị xóa bỏ để chủ nghĩa Đức Quốc Xã hình thành." Giả thuyết này mở ra một khía cạnh phân tích mới, xoay quanh sự mường tượng, ảo tưởng cũng như ý thức hệ.[3]

Thay vì nhấn mạnh chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, ông đề xuất rằng chủ nghĩa bài Do Thái của Đức Quốc Xã đã vượt qua chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và dựa trên nhiều cơ sở hơn là phân biệt chủng tộc khoa học. Thay vào đó, những ý tưởng về khoa học và chủng tộc đã bị bóp méo để phù hợp với chủ nghĩa bài Do Thái cực đoan, một phần bắt nguồn từ chủ nghĩa bài Do Thái của Cơ đốc giáo. Điều quan trọng hơn cả sự phân biệt chủng tộc khoa học là kể một câu chuyện về nguồn gốc của một quốc gia. Confino bác bỏ ý kiến, được một số nhà sử học và nhà biện giải Cơ đốc đẩy mạnh, cho rằng Đức Quốc Xã tìm cách tiêu diệt Cơ đốc giáo: "Mục đích của họ không phải là tiêu diệt Cơ đốc giáo mà là xóa bỏ nguồn gốc Do Thái của Cơ đốc giáo," dựa trên một phiên bản cực đoan của thuyết thay thế sẽ chấm dứt xung đột giữa những tín điều trái nghịch của Do thái giáo và Cơ đốc giáo.[4] Hitler đã sử dụng cuộc đấu tranh chống người Do Thái để biện minh cho Chiến tranh thế giới thứ hai "Người Do Thái mang lại ý nghĩa sâu xa cho cuộc chiến giữa thiện và ác của Đức Quốc Xã: cuộc đấu tranh của đấng cứu thế để tạo ra một nền văn minh của Đức Quốc Xã phụ thuộc vào việc tiêu diệt người Do Thái."[1] Khi phát xít Đức đốt cháy Torah trong Kristallnacht vào tháng 11 năm 1938, ông cho rằng họ đã cắt đứt một liên kết quan trọng với quá khứ, khiến cả người Đức lẫn người Do Thái có thể tưởng tượng đến "một thế giới không có người Do Thái."[5]

Thay vì tập trung vào các chính sách cụ thể chống Do Thái, Confino tập trung vào khám phá "sự nhạy cảm và cảm xúc" ẩn chứa đằng sau ông.[1] Khi làm như vậy, ông chuyển sang phân tích tâm lý của các nhà lãnh đạo Đức Quốc Xã. Ông viết rằng "Holocaust là thử nghiệm đầu tiên ở một nhân loại mới đạt được bằng cách tiêu diệt, một nhân loại được giải phóng khỏi xiềng xích của quá khứ của chính mình."[4]  Nhưng theo Confino, hành động của Đức Quốc Xã bắt nguồn từ hàng nhiều thế kỷ qua của truyền thống Kitô giáo.[4] Ông lập luận rằng sự tan vỡ đi vào ký ức Holocaust, tại đây "sự diệt vong như một loại nguồn gốc" được tiếp diễn: "Holocaust đã ám ảnh trí tưởng tượng sau chiến tranh bởi vì sự tàn sát trên toàn châu Âu đã tạo nên cho người Do Thái, người Đức và người châu Âu một câu chuyện về nguồn gốc và sự khởi đầu mới" (tr. 245).[2]